HỎI ĐÁP
Tổng hợp những câu hỏi thường gặp về MESP
Câu hỏi 1: Trên thị trường hiện có những công nghệ lọc không khí nào?
Trả lời: Hiện tại trên thị trường có rất nhiều công nghệ lọc không khí như:
– Lọc cơ học (HEPA hay ULPA)
– Lọc hấp phụ (Enzyme hay Than hoạt tính);
– Lọc kết hợp đèn UV-C
– Lọc quang xúc tác
– Lọc ion Plasma
– Lọc ozone.
– Lọc tĩnh điện (ESP)
Câu hỏi 2: Ưu, nhược điểm của từng công nghệ lọc?
Trả lời:
Công nghệ lọc cơ học (HEPA hay ULPA):
– Ưu điểm:
+ Chi phi đầu tư thấp.
+ Lọc bụi mịn hiệu quả.
– Khuyểt điểm:
+ Không thể diệt vi khuẩn, virus trong không khí. Ngoài ra vi khuẩn, virus sinh còn có thể sinh sôi trên bề mặt của bộ lọc.
+ Tổn thất áp qua bộ lọc cao dẫn đến tiêu thụ điện năng lớn.
+ Từ 6-12 tháng phải thay bộ lọc định kì → Phát thải ra môi trường các vật tư tiêu hao.

Công nghệ lọc hấp phụ (Enzyme hay Than hoạt tính);
– Ưu điểm:
+ Thích hợp cho việc loại bỏ các khí ô nhiễm có cấu trúc phức tạp, nhiều chủng loại.
– Khuyểt điểm:
+ Trở lực qua bộ lọc tương đối lớn.
+ Tổn thất áp qua bộ lọc tương đối lớn.
+ Từ 6-12 tháng phải thay bộ lọc định kì → Tốn chi phí, phát thải ra môi trường các vật tư tiêu hao.

Công nghệ lọc kết hợp đèn UV-C:
– Ưu điểm:
+ Có thể khử trùng lớp không khí và bề mặt tương ứng với khoảng công suất của bộ phát UV-C.
– Khuyết điểm:
+ Không thể loại bỏ bụi vì vậy phải gắn kèm với một bộ lọc cơ học khác.
+ Chỉ có hiệu quả khử trùng trong phạm vi cường độ cao và tiếp xúc lâu dài.
+ Tia UV-C có thể gây bỏng da và chấn thương mắt nghiêm trọng nên chỉ được kích hoạt khi không có người xung quanh;
+ Một số đèn UV-C tạo ra khí ozone có thể gây kích thích đường hô hấp, đặc biệt với những người bị hen suyển hoặc dị ứng.
+ Chi phí đầu tư đèn UV-C cao.

Công nghệ lọc quang xúc tác:
– Ưu điểm:
+ Hiệu quả diệt khuẩn rõ rệt.
+ Tổn thấp áp suất thấp.
+ Có tác dụng phân giải nhiều chất khí hữu cơ ô nhiễm.
– Khuyết điểm:
+ Không lọc được bụi.
+ Đèn UV chi phí đầu tư cao.
+ Dễ suy giảm hiệu suất → hiệu quả diệt khuẩn ngày càng giảm. Tuổi thọ thực tế ngắn, khoảng 6000h.
+ Tiềm ẩn nguy cơ rò rỉ tia cực tím có hại cho con người và sinh vật xung quanh.

Công nghệ lọc ion Plasma:
– Ưu điểm:
+ Hiệu quả diệt khuẩn rõ rệt.
– Khuyết điểm:
+ Có khả năng sinh ra các chất độc hại như: CO, ozone… ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cho con người và sinh vật xung quanh.
+ Chi phí đầu tư cao.

Công nghệ lọc ozone:
– Ưu điểm:
+ Có thể diệt khuẩn trong không khí.
– Khuyết điểm:
+ Khí ozone sinh ra nếu nồng độ vượt mức cho phép sẽ có hại cho người và các sinh vật xung quanh.
+ Không lọc được bụi.

Công nghệ lọc tĩnh điện (ESP):
– Ưu điểm:
+ Xử lý được lưu lượng gió lớn, tổn thất áp nhỏ.
+ Diệt được vi khuẩn.
+ Có khả năng lọc bụi.
+ Bộ lọc có thể xúc rửa vệ sinh và sử dụng trong thời gian dài
– Nhược điểm:
+ Có khả năng phóng tia lửa điện.
+ Phát thải khí ozone có hại.
+ Chi phí đầu tư cao.

Câu hỏi 3: Công nghệ MESP là gì?
Trả lời: Công nghệ vi tĩnh điện MESP (Micro Electrostatic Precipitator) do hãng AirQuality, Tây Ban Nha phát minh, là công nghệ được nâng cấp lên từ công nghệ tĩnh điện ESP (Electrostatic Precipitator) với công nghệ làm sạch không khí thông qua một điện trường mạnh với môi chất là chất điện môi. So với lọc tĩnh điện ESP, lọc vi tĩnh điện MESP không những có công suất lọc bụi gấp 10 lần, mà còn khắc phục các khuyết điểm của lọc tĩnh điện ESP như rủi ro phóng tia lửa điện gây tiếng ồn và phát thải ozone có hại cho sức khỏe con người.
Hiện nay, công nghệ MESP tự tin khẳng định là công nghệ dẫn đầu trong lĩnh vực lọc và diệt khuẩn không khí, mang lại bầu không khí tươi mới và trong lành cho người dùng.
Câu hỏi 4: Tuổi thọ trung bình của bộ lọc MESP là bao lâu?
Trả lời: Định kì bộ lọc MESP cần được vệ sinh xúc rửa để đạt hiệu suất lọc như ban đầu, và tuổi thọ của bộ lọc MESP có thể lên đến 10 năm, không cần thay thế linh kiện như các công nghệ lọc không khí khác trên thị trường.
Câu hỏi 5: Máy lọc và diệt khuẩn KJ phù hợp cho phòng có diện tích bao nhiêu?
Trả lời: Máy lọc không khí KJ đa dạng các model khác nhau, phù hợp sử dụng linh hoạt cho các diện tích phòng từ 20m² đến gần 90m².
Câu hỏi 6: Máy lọc và diệt khuẩn KJ nếu sử dụng 24/7, có tốn điện không?
Trả lời: Máy lọc không khí KJ rất tiết kiệm điện năng, trung bình 1 máy lọc không khí chỉ tốn khoảng 50-65 w/h. Nếu sử dụng liên tục trong 1 ngày, ở tốc độ mạnh nhất, chỉ tốn hơn 1kW/ngày.
Câu hỏi 7: Máy lọc và diệt khuẩn KJ có ưu thế cạnh tranh là lọc và diệt khuẩn không khí hiệu quả, được thể hiện qua thông số cụ thể nào?
Trả lời: Máy lọc và diệt khuẩn KJ có ưu thế cạnh tranh là lọc và diệt khuẩn không khí hiệu quả, được thể hiện qua: Hiệu suất lọc PM2.5 đạt 99%, loại bỏ hiệu quả 99.9+ % vi khuẩn, 99.99+ % virus, phấn hoa, chất gây dị ứng và các chất có hại khác trong không khí.
Câu hỏi 8: Màng lọc của Máy lọc và diệt khuẩn KJ bao gồm những gì?
Trả lời: Màng lọc của Máy lọc và diệt khuẩn KJ bao gồm 03 bộ lọc: Bộ lọc sơ cấp, Bộ điện li, Bộ lọc MESP.
Câu hỏi 9: Ưu thế cạnh tranh của Công nghệ MESP được thể hiện qua yếu tố nào?
Trả lời: Ưu thế cạnh tranh của Công nghệ MESP được thể hiện qua các yếu tố:
– Kiểm soát chất lượng không khí và theo dõi sự cải thiện không khí theo thời gian; theo dõi tuổi thọ bộ lọc và đặt hàng bộ lọc mới bằng 1 chạm.
– Bộ lọc có thể vệ sinh xúc rửa và sử dụng trong suốt 10 năm, không vật tư tiêu hao vô cùng thân thiện với môi trường.
– Hiệu suất lọc và diệt khuẩn trong không khí cao, tiết kiệm năng lượng.
– Không phát thải khí Ozone trong quá trình sử dụng.
– Sản sinh nhiều ion âm hơn, mang đến nguồn không khí tươi mới và lành mạnh.
Câu hỏi 10: Máy lọc và diệt khuẩn KJ được bảo hành bao lâu và trong trường hợp nào?
Trả lời: Máy lọc và diệt khuẩn KJ được bảo hành 01 năm kể từ ngày mua trên hóa đơn. Nếu máy có lỗi về vật liệu hoặc sai sót trong quá trình sản xuất, làm giảm hiệu suất làm việc, ảnh hưởng đến tính năng hoặc hình dạng của máy.
Câu hỏi 11: Chỉ số CADR là gì ?
Trả lời: CADR là viết tắt của Clean Air Delivery Rate (tốc độ phân phối không khí sạch), là chỉ số dùng để đánh giá hiệu suất của máy lọc không khí, đơn vị là mét khối/phút